Địa ngục hay niết bàn?

Hôm nay tôi đọc được một đoạn rất hay:


Bồ đề tức ngũ nghịch, ngũ nghịch tức bồ đề


Nếu ai nói có bề đề tủ chứng, thì nên biết người ấy là hạng tăng thượng mạn

Đoạn này ám chỉ Bồ tát chẳng qua là một anh chàng dễ tính, đời thường, một người có thể cứ sống theo cách mình thích vì đằng nào luân hồi chả là niết bàn.

Địa ngục hay niết bàn là do quan điểm và sự nhận thực của chúng ta tạo thành. Một người tu hành cho dù là tu thân, tu Phật hay tu bất cứ một đạo giáo nào chắc hẳn đều bắt đầu bằng việc muốn thoát ly hiện tại; nhưng điều kỳ diệu của sự thức tỉnh là – để đạt tới niết bàn chúng ta phải chấp nhận hiện tại với tất cả những mặt đẹp đẽ lẫn cay đắng của nó. Hạnh phúc, sự nhận thức, lẫn thay đổi đều không thể cưỡng cầu.

Ấy vậy mà trong quá trình tu hành, người theo Phật vẫn tìm cách dứt bỏ cái thứ gọi là hồng trần để tìm tới niết bàn.

Thái cực sinh lưỡng nghi

Đúng là trời đất phân làm hệ nhị nguyên, có đẹp mới có xấu; có nam mới có nữ; có ngày ta mới biết tới đêm. Nhưng phải nhớ rằng, lưỡng nghi – âm/dương cũng từ một gốc Thái cực mà ra. Giữa các cực đối lập thường có một sự tương đồng gây đánh lừa. Thánh nhân thường ẩn dấu trong hình hài người điên rồ, sự giản dị chất phác của hiền giả thường làm vị ấy có vẻ tầm thường, còn… chó mà sủa dữ thì thường chẳng giỏi cắn.

Vì vậy, để chân thực nắm bắt được cái gì nào là thực tại, cái gì là ảo mộng; cái gì là chân lí cái gì là sai trái; cái gì là Hồng trần cái gì mới là Niết bàn là khó mà phân biệt được.

Cũng vì thế, phạm tục hay bồ đề đều là thứ khó phân biệt; thật không dễ chỉ ra sự khác biệt hoặc nói rõ ràng quy chuẩn hành xử của Bồ Tát. Và cũng như vậy cái thứ gọi là “người bình thường” chẳng qua chỉ là sự tựu chung hóa, chỉ có vẻ tự nhiên nhưng hoàn toàn không có gì bình thường về cuộc sống của bất cứ ai từ đó khó mà định nghĩa ra được. Chúng ta đều là những đốm màu lòe loẹt đầy sự sai lầm, vui vẻ, bất hạnh, và rạn nứt. Trên đời không có gì là Phạm phu vậy thì cũng không có gì được đưa vào hàng Bồ Tát.

Sự đồng nhất Niết bàn là luân hồi cũng được thể hiện qua lời Phật dày:

Sắc bất dị không, không bất dị sắc

Sắc tức thị không, không tức thị sắc

Điều này nghĩa là tuy rằng thế giới mà chúng ta cảm nhận là sắc tướng (rupa) nhưng thật ra lại là không (sunya).

Vậy nên, sự thay đổi mà tôi tìm kiếm bấy lâu và những tiêu chuẩn của “người thường” và “người Việt” mà mọi người cố gắng mong tôi tiếp nhận, tôi sẽ cố. Nhưng ai nói trước được cái gì là đúng, là sai. Điều tốt nhất ta có thể làm được là nhập tâm mà sống, sống thật trong từng giây từng phút mình còn thờ, và trong sự thanh tỉnh đó tìm ra những gì chân ngã ta coi là đúng, và rồi bằng từng bước chân nhẹ nhất có thể, để lại ít nhất sức nặng của mình lên trái đất này. Vì luân hồi cũng là niết bàn, mà niết bàn cũng là luân hồi mà thôi.

(255)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *