Khí công vỡ lòng – Khí là gì và có thể giải thích nó bằng khoa học không?

Khí (Khí công) là gì? Và chúng ta nên nhìn nhận về nó ra sao? Nó có thể giải thích bằng khoa học được không? Trong bài này xin được mạn đàm.

MỘT CÁCH GIẢI THÍCH KHOA HỌC VỀ KHÍ

Bố tôi căm ghét huyền học, và theo ông thì khái niệm huyền học và “mê tín dị đoan” không khác là mấy. Những người như bố tôi thường hỏi “Cô lớn lên / học ở Tây mà cũng tin mấy thứ này á?”

Rất tiếc phải báo cáo các bác là khi học ở trời Tây, tôi học giỏi nhất môn East Asian studies và Eastern Religion nhất và thỉnh thoảng được đặc cách thỉnh giảng một số lớp thay vì ngồi học.

Với tôi thế giới châu Á còn quá lạ lẫm và tràn đầy những điều huyền bí mà phương Tây vừa sợ hãi, vừa thích thú, vừa kỳ thị. Tất cả những yếu tố đó khiến tôi say mê nghiên cứu triết học phương Đông. Điều đáng ngạc nhiên sau nhiều năm tìm tòi, đọc sách thì thứ mà chúng ta gọi là Huyền học chỉ là một cách quy nạp một loạt những môn học mà tri thức Tây phương phân tách và không biết gọi sao cho bao quát. Dù bạn có học Thuyết âm dương, nhân quả trong triết học (philosophy), hay chiến lược warefare thời kỳ Xuân Thu về chiến học (warefar studies), các nguyên lý đông / nam dược như trong y học cổ truyền (TCM), thậm chí toán học cao cấp như Học thuyết ma trận, dãy Fibonacci, hệ Nhị phân binary v.v thì chúng đều xuất phát từ tri thức Châu Á cổ đại, và một cách thần kỳ được gộp lại thành môn HUYỀN HỌC.

Huyền diệu ở chỗ, nếu như khoa học Phương Tây được xây dựng dựa trên sự chia tách các bộ môn nghiên cứu, thì hệ thống tư tưởng phương Đông lại tập trung vào những yếu tố chung nhất, thông qua cần mẫn của xác suất thống kê bề dày hàng nghìn năm để tìm ra sợi chỉ xuyên suốt trong mọi thành phần của sự sống, từ đó tạo nên một thế giới tư duy và trí thức không giống ngôn ngữ với hệ thống mà chúng ta dựa vào ngày nay – khoa học hiện đại. Có lẽ vì sự quá hàm súc và nghiên cứu các giá trị cơ bản mà dễ bị coi thường, vì quá tham vọng bao trùm từ toán, lý, hóa, y, dịch, toán mệnh mà dễ bị nghi kỵ, có lẽ quá cổ xưa và ít được cập nhật nên xa cách, và khó hiểu.

Dù là người mới nhập môn Khí công nhưng tôi vô cùng say mê bộ môn này và cũng xót xa khi phải thấy các học thuyết Châu Á dần bị đóng hộp chung vào nhóm mê tín dị đoan, sách vở thì quá khó kiếm, thường chỉ truyền miệng từ người này sang người khác mà mỗi trường, mỗi thầy lại dạy khác nhau.

Để rửa tên tuổi cho một số thứ cá nhân cảm thấy lĩnh ngộ vừa phải, xin được chia sẻ một số kiến thức góp nhặt trên đường học được lí giải lại dưới ngôn ngữ gần gũi với xã hội hiện đại về khái niệm Khí – Khí công; nếu cảm thấy thích thú mời các bạn chia sẻ, nếu cảm thấy nhảm nhí – vui lòng ấn next.

Khí công là gì

Hôm nay ta sẽ lược bỏ gần hết ngôn ngữ cũng như một số kiến thức sâu về Khí, Khí công dưới quan điểm của Châu Á cho khách quan và ta thử tiếp cận tìm hiểu khái niệm Khí dưới góc nhìn của các nhà khoa học phương Tây có kiểm chứng bởi công trình nghiên cứu của họ.

Vấn đề với sự tự phụ của nhân loại là nhiều người trong chúng ta có nhận định rằng con người đang sống trong đỉnh cao nở rộ của các bộ môn khoa học mà không nhận thức được sự tìm hiểu của con người về thế giới quan vẫn còn vô cùng nhỏ bé, và các bộ môn khoa học quen thuộc thực ra cũng mới phát triển từ vài chục – tới một trăm năm qua mà thôi. Đây là một khoảng thời gian nhỏ so với 6000 năm văn minh nhân loại, hàng triệu năm từ khi tiền thân con người có mặt trên trái đất, 4.54 tỷ năm tồn tại của trái đất, 13.7 tỷ năm tồn tại (ước tính) của vũ trụ.

Cách đây không lâu một nhà khoa học đã tìm tòi nghiên cứu khái niệm Năng lượng sinh học” và bắt đầu dẫn nối khái niệm này tới một tên gọi quen thuộc với người châu Á là Khí (Qi) và bộ môn này vẫn còn đang được nghiên cứu tiếp ở tốc độ rất khiêm tốn.

Gần 200 năm trước đây, ông tổ nghề của ngành Tâm lý học hiện đại Sigmund Freud bắt đầu nghiên cứu về tâm lý học con người, hệ thần kinh thực vật và tiềm thức, và khoa học nhận thức mà sau này trở thành tiền đề chính của các bộ môn liên quan tới tâm lý học ngày nay. Cùng trong nhóm đồng lứa của ông có một nhà khoa học ít được nhắc tới hơn và sau này, khi trải qua một loạt những tai vận vô cùng lớn, phải chạy trốn khỏi Phát xít Đức và sau này Đảng cộng sả Đức để rồi vẫn bị đốt sách, bỏ tù và xóa danh tính khỏi giới hàn lâm bởi nước Mỹ nơi ông tưởng có thể trú ngụ – Wilhelm Reich.

Những người quen thuộc với các học thuyết của Freud đều quen thuộc với khái niệm năng lượng sinh lý (thường gắn kết với tính dục đã tạo nên tên tuổi của Freud) khi đủ mạnh mẽ có thể hữu hình hóa thành một vật chất, cùng sóng với định hướng này, Reich tiến hành nghiên cứu sâu hơn và thậm chí mở rộng ra phạm trù năng lượng sinh học trong vũ trụ (tạm gọi là sinh lượng trong bài này).

Ban đầu Reich nghiên cứu theo hướng Freud, là đo đếm khả năng vật chất hóa và đo lường cường độ năng lượng của con người trong hoàn cảnh dâng cao dục tính và khoái cảm, sau này ông nghiên cứu sang quá trình sinh học về bionous decay – tiền đề của các phát kiến trong khoa học ung thư hiện đại. Khác với cách tiếp cận của y học về ung thư như chức năng sinh học, Reich nghiên cứu vai trò của các cảm giác dục tính sinh năng lượng như thế nào và nó ảnh hưởng tới cơ thể người ra sao, và từ đó tìm ra khái niệm orgone energy mà ta có thể tạm quy là khá giống với khái niệm Khí trong Khí công.  Orgone (xuất phát từ chữ Orgasm – cực khoái trong tình dục) được quan sát là một hiện tượng phát quang màu xanh lam, phóng xạ từ cơ thể con người, động vật, cây cỏ và lan tòa cả trong không khí.

Ông sáng tạo ra một một thiết bị Ngưng tụ orgone với mong muốn ngưng tụ nguồn năng lượng này lại và thí nghiệm tác dụng của nguồn orgone đậm đặc này lên cây cỏ và người bệnh. Một cách kỳ lạ, cây cối được nâng cao khả năng sinh trưởng, và tốc độ phát triển; các vết ngoại thương như bỏng, cắt đạt tốc độ hồi phục nhanh hơn nhóm kiểm soát.

image
Máy ngưng tụ orgone được thử nghiệm với cơ thể người

Sự tương đồng khái niệm về Orgone của Reich với định nghĩa về Khí trong Khí công sát tới mức ngày nay ngay cả các nhà phong thủy, hay khí công vẫn dùng các phép đo và công cụ đo của Reich để tính toán môi trường năng lượng của Khí.

Từ 500 năm trước công nguyên, những người theo Pi-ta-go (Pythagoreans) đã đưa ra nhận định rằng trong vũ trụ này có một nguồn năng lượng cấp sinh lực cho muôn vật. Mãi tới năm 1100, Liebault đưa ra giả thuyết rằng, không chỉ chia sẻ nguồn sinh khí của vũ trụ, mỗi con người còn có bản sắc khí riêng của mình. Vì thế, một người có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới người khác chỉ đơn giản bằng việc cùng ở chung trong một không gian (như 1 căn phòng). Trường năng lượng (HEF – human energy field) của người này có thể dễ chịu với người này nhưng lại có thể kích ứng với người khác; thậm chí trường năng lượng của người này có thể bồi bổ hay hút cạn/ triệt tiêu năng lượng của đối phương.

Mấy trăm năm sau, Công tước Von Reichenbach đã nghiên cứu HEF trong 30 năm và đặt tên cho nó là Trường Odic, và phát hiện nó có quá nhiều đặc tính tương đồng với Trường điện từ. Ông thành công khi có thể truyền dẫn Odic qua dây điện với tốc độ 4m/s và mô tả kết cấu của nó như Khí (gas)

Vào những năm 1900 – 1911 Y học phương Tây bắt đầu rộ lên các nghiên cứu về đề tài HEF, trong đó có bác sĩ Walter Kilner, xuất bản cuốn sách của mình tại London trong đó ông nói rằng khi soi qua một loại lăng kính đặc biệt ông có thể phát hiện ra một vầng ánh sáng xung quanh cơ thể người ở 3 khu vực: khoảng 0.5cm trên bề mặt da, một lớp mỏng 2,5cm chạy dọc cơ thể và một lớp rất mỏng nhưng đa sắc cách cơ thể tầm 15cm. Ông nói màu sắc của lớp phát quang này khác nhau ở mỗi người tùy vào trạng thái sức khỏe, tâm lý và cảm xúc của người đó. Điều này khá giống với góc nhìn của Châu Á ràng Khí tồn tại quanh cơ thể người, gần bề mặt da, và trên người mỗi người Khí có sắc thái riêng. Tuy rằng ông này đã sử dụng những hiểu biết của mình để chẩn và chữa trị cho khá nhiều bệnh nhân cả về các rối loạn thể chất lẫn tâm lý nhưng mãi đến khi người ta tìm ra cách chụp lại ảnh hiện tượng này trên film thì các thiết bị đo lường hiện đại mới được ứng dụng. Và các nhà khoa học hiện đại mới sử dụng dữ liệu này để chẩn bệnh một cách rộng rãi hơn.

Rồi tới thời kỳ 1930 của Reich, người đặt tên cho dòng năng lượng (Khí) này là Orgone. Nhưng ông cũng không phải người duy nhất muốn gắn tên cho khái niệm này. Vào năm 1993 một nhà Sinh học vi mô người Pháp Gustave Naessens cũng nghiên cứu công trình tương tự nhưng thay vào ngoại suy từ dữ liệu trong vũ trụ, ông nghiên cứu huyết học và phát hiện ra khi phóng siêu đại, trong máu chúng ta cũng có những vật thể siêu nhỏ phát sáng và ông gọi chúng là Somatid. Naessens cho rằng Somatid chính là nguồn sống đầu tiên, sự khởi tạo của năng lượng trước khi nó hữu hình.

Khi trái đất bắt đầu phẳng hơn, người phương Tây biết tới Yoga, và các nhà khoa học của họ đã nghiên cứu ánh sáng phát quang trên người Yogi, và không quá ngạc nhiên khi họ lại tìm được cường độ ánh sáng này mạnh hơn ở những người nghiên cứu lâu năm với các màu sắc khác nhau và thay đổi theo tâm trạng, sức khỏe của người phát quang. Tại Trung Quốc, những nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành tại đại học Trung Hoa khi họ thí nghiệm trên Khí công sư, và ảnh chụp cho thấy hai bàn tay của Khí công sư phát ra ánh sáng đậm đặc hơn khi họ phát công, thậm chí có thể quan sát qua camera hồng ngoài (Khí công sư thường phải tập phát ra năng lượng từ lòng bàn tay – huyệt Lao cung khi mới bắt đầu, và sau này thì đôi bàn tay cũng là nơi khí phát mạnh mẽ, quen thuộc nhất, vì vậy nên khi chữa bệnh bằng Khí, hay thầy giúp trò đả thông kinh mạch cũng hay dùng bàn tay áp vào người nhận truyền thụ) với các vật thể kích thước siêu nhỏ với đường kính 60 microns.

KHÁI NIỆM KHÍ VỚI CÁC NỀN VĂN MINH KHÁC NHAU

Quay lại châu Á, 5000 năm trước đây các tôn giáo Ấn độ cổ, trong đó có Phật giáo đưa ra khái niệm Prana hay Bát Nhã trong tiếng Việt – là một loại năng lượng của sự sống trong toàn vũ trụ và bao phủ mọi giống loài. Khi ta tập Yoga việc tập luyện với hơi thở luôn là trọng tâm dù bạn ở trình độ nào. Một nhánh khác tại Trung Quốc, tầm 3,000 năm trước đây, người ta sinh ra khái niệm của Khí (hay Qi – Reiki) khi các Khí công sư luyện tập dưỡng sinh, điều hòa năng lượng dưới dạng Động công và Tĩnh công.

Người tập cách điều tiết (Công) dòng Khí trong cơ thể mình thông qua các động tác như quyền cước, múa (tưởng tượng động tác trong Thái Cực Quyền) để rèn luyện Tinh – Khí – Thần nhằm:

  • Trẻ hóa cơ thể, luyện thuật trường sinh
  • Nâng cao giác quan
  • Phát triển về nhận thức, tinh thần
  • Phát triển khả năng tâm linh, kết nối với vũ trụ


Khí công được cho là có mối tương quan với điện từ trường (electro-magnetic field) nên người ta cho rằng việc Khí công sư luyện dộng công (các động tác như quyền cước) trong lúc tập là để khuấy động từ trường (bên ngoài cơ thể người) và dùng ý thức, cảm xúc để tác động điện trường bên trong cơ thể con người (như tác dụng của việc ngưng tụ Orgone vậy).

Phát khí từ tay

Nếu là người đọc sách hay xem phim kiếm hiệp bạn sẽ thấy khá quen thuộc với việc các võ sư, hay cao thủ giang hồ đều luyện tập một môn võ thuật gì đó mà bao hàm cả Động công lẫn Tĩnh công; các môn võ thuật vẫn còn thịnh hành trong xã hội hiện đại như Wushu, Thái cực quyền, Vịnh Xuân quyền v.v vẫn đều tuân thủ nguyên tắc này.

Tĩnh công

Kết quả hình ảnh cho võ thuật thiếu lâm"
Động công

Trong Đông Y cũng vậy, việc day huyệt, châm cứu cũng xuất phát từ nguyên lí khí huyết trong cơ thể người lưu chuyển để mang lại năng lượng sống và tái tạo tế bào; việc bị ách tắc dẫn tới khí huyết không thông hoặc hoạt động rối loạn dẫn tới các chức năng bị suy giảm, cơ quan trong cơ thể bị phá hoại dẫn tới bệnh. Và chỉ trong điều kiện cơ thể cân bằng về Khí (sinh lực) thì cơ thể mới có thể khỏe mạnh. Lúc này, cơ thể dồi dào năng lượng sẽ sinh ra Vệ Khí bảo vệ cả tâm và thể con người khỏi tác động xâu ngoại quan.

Kết quả hình ảnh cho acupuncture"
Châm cứu

Trong tôn giáo ta thường thấy từ những nền văn minh xa xôi như đạo Do Thái cũng có khái niệm vầng hào quang này dưới cái tên Astral light, các bức tranh tôn giáo phương Tây cũng thường hay vẽ vàng hào quang quanh Chúa trời và các thánh thần, tương tự như vậy nếu chăm xem Tôn Ngộ Không ta cũng thấy quanh Phật bà, hay các nhân vật chính diện đều có vầng hào quang chói mắt. Các nhà xã hội học đã thống kê, khái niệm Trường Năng lượng sinh học này có mặt tại 97 nền văn hóa khác nhau trên thế giới!

Kết quả hình ảnh cho halo in art"
Halo (vầng hào quang) trong nghệ thuật

Tựu chung lại

Tựu chung lại thì bạn có thể chọn tin, hoặc chờ các nhà khoa học khẳng định hay phủ nhận nó trong một tương lai còn dài nữa. Nhưng không thể phủ nhận khái niệm về Khí đã tồn tại từ rất lâu đời, ở tại nhiều nguồn văn hóa khác nhau. Khí tại mỗi quốc gia, hay trường phái nghiên cứu thì có tên gọi khác nhau nhưng có thể cùng chung đặc điểm dù ta nghiên cứu tại thời đại hay cơ sở nào – là một nguồn năng lượng sinh học hiện hữu trong cơ thể người, và cả trong không gian, bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe và tâm lý của người đó, có thể ảnh hưởng tích cực – tiêu cực tới người xung quanh, và có thể quan sát qua các công cụ đo lường hiện đại.

Để nói về phạm trù vũ trụ, khí như ánh sáng vừa là dạng sóng, vừa là dạng vật chất tĩnh. Ta có thể hiểu vũ trụ tồn tại như một không gian mà các nếp sóng vô hình tạo nên những hoa văn vô hình, nhưng trật tự, có tính sắp xếp, kết nối từ điểm sống này sang điểm sống khác; và theo triết học Phương Đông, nếu hiểu, kiểm soát được nguồn sinh lượng này, ta có thể khiến sức khỏe của mình nâng cao, và có lẽ chăng, kết nối, thổ nạp được với năng lượng bất tận của vũ trụ.

 Tại sao tự nhiên lại viết dài như vậy về chủ đề ít người quan tâm ư? Trước khi thầy tôi mất, thấy có nói với tôi rằng: chỉ cần con chăm chỉ tập luyện sẽ đến lúc không còn đói nữa, cai được thức ăn, mà thậm chí ăn cũng không mập. Nhớ thầy, muốn hết mập, nên viết thôi. 

Kết quả hình ảnh cho cute zen illustration"




(166)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *